(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Quy định về xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục xin cấp giấy phép xây nhà ở thế nào? Lệ phí bao nhiêu? 

Bạn đang đọc: (2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Nhà ở (nhà ở riêng lẻ) là loại hình công trình xây dựng đang được quan tâm nhất hiện nay. Dù xây nhà ở nông thôn hay đô thị thì việc xây dựng nhà ở đều phải đáp ứng đủ yêu cầu về hồ sơ pháp lý của pháp luật. Vậy quy định về xây nhà ở đô thị và nông thôn thế nào?

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Cẩm nang xây nhà ở Việt Nam cần theo luật xây dựng mới nhất

Cơ sở pháp lý quy định về xây dựng nhà ở

  • Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13, sửa đổi bổ sung năm 2020.

  • Thông tư 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 quy định về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • Luật Nhà ở 2014.

  • Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt những vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. 

  • Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt những vi phạm hành chính về xây dựng. 

  • Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng.

  • Luật Đất đai 2013. 

Quy định xây nhà ở Việt Nam theo luật xây dựng mới nhất

Định nghĩa nhà ở theo luật xây dựng và nhà ở

Khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở và Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BXD sử đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD có hiệu lực 01/01/2020 định nghĩa khái niệm nhà ở, hay nhà ở riêng lẻ như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.” 

Còn tại Khoản 29 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định định nghĩa về nhà ở trên phạm vi nhỏ hơn:

  • 29. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

  • Tuy nhiên Điểm e Khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 từ ngày 01/01/2021 đã bãi bỏ định nghĩa trên. 

Trên cơ sở quy định pháp lý, đối với nhà ở:

  • Đối tượng chủ sở hữu có thể là hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân.

  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thông qua các hợp đồng hợp pháp với các tổ chức và cá nhân khác cho thuê, mượn lại,…

  • Nhà ở riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Tham khảo thêm: Làm nhà vừa thiết kế vừa thi công có được không? 

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Định nghĩa về nhà ở được quy định theo Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Xây nhà ở Việt Nam có quy chuẩn gì không?

Pháp luật hiện hành chưa ban bố tiêu chuẩn thiết kế chung dành cho các loại nhà ở riêng lẻ. Căn cứ theo những quy hoạch xây dựng cụ thể của từng khu vực, từng loại hình nhà ở riêng lẻ tại từng thời điểm xây dựng khác nhau đã được cấp có thẩm quyền ban hành/phê duyệt/ban hành, chủ đầu tư cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở sau:

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411 : 2012 Nhà ở liền kề – Tiêu chuẩn thiết kế (được áp dụng đối với trường hợp nhà ở xây dựng là nhà ở liền kề, gồm nhà ở liền kề mặt phố, nhà ở liền kề có sân vườn);

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD ban hành tại Thông tư 01/2021/TT-BXD;

  • Các quy hoạch về xây dựng tại khu vực xây dựng nhà ở, ví dụ như quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;

  • Quy định về việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Luật Nhà ở 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và các văn bản khác có liên quan;

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về diện tích xây dựng tối thiểu

Diện tích xây dựng tối thiểu được cấp phép là bao nhiêu?

Mục 2.8.9 chương 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD quy định về kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở như sau: 

  • Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được xác định cụ thể theo quy định và đối tượng sử dụng, phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian và được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng của khu vực lập quy hoạch.

  • Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, phải đảm bảo:

    • 1. Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở phải tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 45 m2

    • 2. Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu ≥ 5m

    • 3. Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥ 5m

  • Chiều dài tối đa của một dãy nhà liền kề hoặc riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường chính là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch mạng lưới giao thông hoặc bố trí đường đi bộ có bề rộng tối thiểu 4m.

  • Lô đất trong hẻm có diện tích dưới 15m2:

    • 1. Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m chỉ được cải tạo, sửa sang hiện trạng, không được phép xây dựng mới.

    • 2. Chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới với quy mô một tầng có chiều cao không quá 8,8m.

  • Lô đất có diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2:

    • 1. Chiều rộng hoặc chiều sâu nhỏ hơn 2m: nếu đã tồn tại thì được phép sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng.

    • 2. Có chiều rộng từ 2m đến 3m: được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng tối đa 2 tầng, chiều cao không quá 12,2m.

    • 3. Có chiều rộng từ 3m trở lên được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng tối đa 3 tầng và chiều cao không quá 15,6m.

Xây dựng nhà ở có phải xin cấp giấy phép không?

  • Hiện nay, việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng 2014, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và các văn bản khác có liên quan. 

  • Chủ đầu tư phải được cấp giấy phép xây dựng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi khởi công xây dựng, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 

  • Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng quy định rõ những trường hợp nào phải xin giấy phép:

          “1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  • Đồng thời quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 liệt kê những trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng như sau. 

Tìm hiểu thêm: Cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn cụ thể chi tiết nhất

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật
Khoản 2 Điều 89 Chương V Luật Xây dựng Số- 50/2014/QH13 về việc miễn giấy phép xây dựng

Như vậy, ngoài những trường hợp được miễn trừ tại điều luật trên, mọi công trình nhà ở khi xây dựng đều phải xin cấp giấy phép xây dựng. 

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở 

Đối với nhà ở khu vực đô thị

  • Khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau: 

          “a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

          b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

          c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này; 

         d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này. 

        2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

        3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.” 

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp với loại giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng trong trường hợp sửa chữa cải tạo, giấy phép xây dựng di dời công trình. 

Đối với nhà ở khu vực nông thôn

  • Quy định tại Khoản 3 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 nêu rõ: 

        “Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

  • Tức là kể cả xây ban công hay gác lửng nhà cấp 4 cũng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở nông thôn và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo đúng quy định.

Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Có nên xây nhà trọn gói hay không?  

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Mẫu đơn trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở 

Theo Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì hồ sơ cấp giấy phép quy định gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

    • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

    • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;

    • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;

    • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở 

Điều 102 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 36 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020 quy định các bước cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng bao gồm: 

  • a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; 

  • b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

  • c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

  • d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

  • đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

  • e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Căn cứ theo Khoản 37 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây nhà ở bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định do ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở 

  • Đây là khoản phí được thu khi chủ nhà nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.

  • Lệ phí cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh nên sẽ có chênh lệch khác nhau ở các tỉnh thành khác nhau. 

Câu hỏi thường gặp về quy định xây dựng nhà ở

Xây nhà không xin giấy phép xây dựng có phạm luật không?

Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định hình thức phạt đối với hành vi xây nhà không phép như sau:

  • Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà riêng lẻ không phép (chỉnh sửa từ luật cũ theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ phạt 20 – 30 triệu đồng).

  • Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng  đối với hành vi xây dựng nhà riêng lẻ không phép trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hoá hoặc công trình xây dựng khác (chỉnh sửa từ luật cũ theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ phạt 10 – 20 triệu đồng).

Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ có sử dụng được không?

  • Trường hợp xây công trình nhà ở bắt buộc phải xin cấp giấy phép xây dựng, không nằm trong diện được miễn cấp phép thì chủ đầu tư mới phải được chủ cũ hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giấy phép xây dựng. 

  • Giấy phép cấp cho chủ nhà nào thì chủ nhà đó sẽ có quyền khởi công xây dựng đi kèm với quyền và nghĩa vụ phát sinh, căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020. 

Xây nhà trước khi cấp giấy phép xây dựng có bị phạt không?

  • Căn cứ theo Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, nếu nhà ở thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì chỉ được khởi công xây nhà khi đã có giấy phép.

  • Trường hợp xây nhà khi đang xin giấy phép mà vẫn chưa được cấp sẽ bị phạt từ 60 – 80 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ, phạt 80 – 100 triệu đồng đối với nhà ở xây trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hoá hoặc công trình xây dựng khác, theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. 

Tham khảo thêm: Theo quy định xây nhà 1 tầng có phải xin giấy phép không? 

(2024) Quy định về xây dựng nhà ở theo đúng quy định pháp luật

>>>>>Xem thêm: Những mẫu nhà 2 tầng 5x15m dẫn đầu xu hướng hiện nay

Xây nhà lấn chiếm sang đất giao thông, đất của hàng xóm sẽ bị xử phạt

Cơi nới diện tích xây nhà rộng ra xung quanh có bị phạt không?

Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định khung vi phạm khi xây nhà cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của nhà hàng xóm hoặc khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung sẽ bị phạt như sau: 

  • Cơi nới diện tích nhà ở riêng lẻ: phạt 80 – 100 triệu đồng.

  • Cơi nới diện tích nhà ở xây trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hoá hoặc công trình xây dựng khác: phạt 100 – 120 triệu đồng. 

Khoản 1 Điều 157 Luật đất đai 2013 nghiêm cấm hành vi xây nhà ở, hành lang, mái nhà,… cơi nới diện tích ra hành lang an toàn giao thông đường bộ – dải đất dọc hai bên đường bộ như sau:

  • Điều 157. Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

          1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này”.

Trường hợp vẫn cố tính vi phạm xây cơi nới thì chủ nhà sẽ phải bồi thường bằng phần diện tích có giá trị tương đương căn cứ theo Điểm a Khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • 4. Tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau:

          a) Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước khi hành lang an toàn công trình được công bố, tái định cư theo quy định của pháp luật“. 

Trên đây là toàn bộ những câu hỏi thắc mắc thường gặp về quy định về xây dựng nhà ở dựa trên cơ sở pháp lý luật xây dựng được cập nhật mới nhất năm 2023.

Kiến trúc Vinavic luôn đảm bảo cung cấp giải pháp tư vấn quy trình xây nhà sát với thực tế và tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhất với khách hàng đang gặp phải vướng mắc khi tìm hiểu vấn đề này.    

Quý khách tin tưởng có thể liên hệ với chúng tôi tại: 

Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam

Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline Hà Nội: 0975678930

Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM

Hotline TPHCM: 0982303304

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *