Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo đúng kỹ thuật, giúp công trình an toàn, bền chắc lâu dài. Nếu đang tìm hiểu cách xây móng nhà phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí nhất, bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.
Móng nhà có vai trò như thế nào?
-
Móng nhà là hạng mục xây dựng nằm ở vị trí đầu tiên của công trình nhà ở. Đây là hạng mục quan trọng có nhiệm vụ chống đỡ tải trọng trực tiếp của toàn bộ công trình.
-
Móng nhà đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, thì công trình nhà ở mới tồn tại lâu dài. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng.
Một số loại móng nhà cơ bản nên biết
Tùy thuộc mỗi loại hình công trình móng nhà cũng sẽ có sự khác nhau để có sự phù hợp. Do đó, để có cách làm tiết kiệm nhất phù hợp nhất, cần nắm rõ được những loại móng nhà, đặc trưng cơ bản.
Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng
Xây móng nhà tùy thuộc vào vật liệu làm móng, nên có những tên gọi khác nhau, như:
-
Xây móng nhà bằng gạch: Có thể là gạch nung hoặc gạch không nung. Móng được làm từ gạch thích hợp với nhà cấp 4, nhà tạm hay những công trình nhà có quy mô nhỏ, tải trọng thấp ở nơi có nền đất yếu như ao, hồ, ruộng…
-
Làm móng nhà bằng đá: Trong đó lựa chọn xây bằng đá hộc là chủ yếu. Đây là loại móng cho những công trình có quy mô lớn, phù hợp với nguyên liệu dễ khai thác như ở vùng núi.
-
Làm móng nhà bằng tre, gỗ: Đây là cách làm tiết kiệm nhất, phù hợp cho những công trình tạm, ít tính kiên cố, chi phí thấp. Hoặc dùng gia cố trong các công trình trên nền đất yếu.
-
Móng bê tông cốt thép: Cách làm móng nhà này thường sử dụng đơn lẻ (làm khung thép).
Phân loại theo kết cấu móng nhà
Dựa trên cách tạo nên nền món có thể phân thành những loại sau:
-
Móng nhà đổ khối: Đây là cách làm chắc chắn, độ bền cao, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Và thường dùng những vật liệu đá hộc, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
-
Móng lắp ghép: Đây là loại móng có kết cấu sẵn, khi làm chỉ cần vận chuyển đến và lắp ghép lại. Loại móng này có ưu điểm độ bền cao. Nhưng có hạn chế trong việc vận chuyển ở nơi có điện hình khó khăn. Và chi phí làm móng cũng cao.
Phân loại theo đặc tính, tác dụng của tải trọng
Làm móng nhà tiết kiệm cần phải dựa trên tính chất công trình để lựa chọn loại móng có tải trọng phù hợp sau:
-
Móng chịu tải trọng tĩnh: Đây là loại móng nhà thích hợp với những loại nhà ống, nhà phố hay những công trình lớn như bệnh viện, trường học.
-
Móng chịu tải trọng động: Đây là loại đặc trưng, được dùng cho những công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng, công trình cầu cống. Loại này có độ chịu tải trọng tốt, nhưng chi phí cao, không hợp với xây nhà ở dân dụng.
Phân loại theo phương pháp làm
Để làm móng nhà tiết kiệm nhất, cần chú ý lựa chọn phương pháp làm phù hợp:
-
Móng nông: Bao gồm móng đơn, móng băng và móng bè. Thích hợp với những công trình có tải trọng nhỏ, nền đất cứng, tốt.
-
Móng sâu: Hay còn gọi là móng cọc với ưu điểm tải trọng lớn. Giúp truyền trọng tải của công trình xuống dưới lớp đất sâu bên dưới.
Quy trình làm móng cọc xây dựng nhà ở
Quy trình làm móng cọc xây dựng nhà ở
Bước 1 | Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng,… |
Bước 2 | Đóng cọc (nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc (tre, cừ tram, bê tông đúc sẵn) cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu . |
Bước 3 | Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước,… |
Bước 4 | Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng) và đầm phẳng. |
Bước 5 | Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng) và đầm phẳng. |
Bước 6 | Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng. |
Bước 7 | Đổ bê tông móng. |
Bước 8 | Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng. |
>>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết
Chi phí làm móng nhà tiết kiệm nhất
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà:
-
Diện tích móng nhà dao động từ 30 đến 50% diện tích mặt sàn tầng 1. Còn với công trình nhà có tầng hầm, diện tích móng bằng 200% diện tích sàn xây dựng.
-
Đơn giá xây dựng là yếu tố chi phối đến cách làm móng nhà tiết kiệm nhất. Do đó, cần phải xem đơn giá xây dựng là bao nhiêu gồm vật tư, nhân công cho đến 1m2 móng. Qua đó mới dự trù được kinh phí, báo giá làm thi công phần móng chính xác.
Hướng dẫn cách tính chi phí xây móng nhà chính xác
Chi phí làm móng nhà, phụ thuộc vào loại móng lựa chọn thi công, kích thước, hình dạng, vật liệu, độ sâu móng và loại móng. Dưới đây là cách tính chi phí làm móng cơ bản
Thời gian làm móng nhà là bao lâu?
Thời gian làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích, tiến độ đan sắt thép, kè móng, xây gạch,…
Phương pháp làm móng càng đơn giản, diện tích nhỏ, nhiều nhân công, thời gian thi công cũng nhanh hơn.
Thời gian chuẩn bị trước khi đổ móng bê tông còn cần thời gian chờ, bảo dưỡng sau khi đổ móng. Điều này đảm bảo bê tông đông cứng đúng với kỹ thuật trước khi tháo dỡ cốp pha và xây dựng trên nền móng.
Thông thường, làm móng sẽ mất khoảng 3 – 4 tuần nếu vào mùa hè để đảm bảo bê tông móng đông cứng lại và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy trình được xây dựng tùy thuộc vào loại hình công trình để chọn cách làm tiết kiệm chi phí.
Những lưu ý để làm móng nhà tiết kiệm, đảm bảo kỹ thuật
Các sai lầm thường gặp khi làm móng nhà
Móng nhà có kết cấu quan trọng, nên cần đảm bảo việc thi công đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình thi công, rất dễ mắc những sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng và kiến trúc cũng như độ bền của căn nhà.
-
Trước khi làm móng không khảo sát kỹ địa chất, khiến lựa chọn loại móng thi công không phù hợp. Gây lãng phí, giảm chất lượng, mất an toàn cho công trình.
-
Bản vẽ thiết kế móng nhà không tốt, không phù hợp, không đảm bảo kỹ thuật, dễ gây các sự cố, tốn kém. Và không cần thiết.
-
Lựa chọn sai vật liệu khiến công trình hỏng hóc ngay từ phần nền móng.
-
Thợ thiếu kỹ thuật tốt gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, tốn kém chi phí sửa chữa.
Những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà
-
Xem xét địa chất, lựa chọn làm loại móng phù hợp với công trình: Do đó, trước khi tiến hành thi công móng nhà cần xem kỹ địa chất khu vực xây dựng là đất cứng tốt hay đất yếu, không vững chắc. Từ đó, có phương pháp, chọn vật liệu làm móng phù hợp. Tránh những vấn đề xấu gây sụt lún đặc biệt xây trên đất yếu như ruộng, ao hồ,…
-
Chọn vật liệu làm móng chất lượng để đảm bảo chất lượng ngôi nhà, tránh ham rẻ ảnh hưởng đến kết cấu nhà sau này.
-
Thực hiện làm đúng quy trình, cách làm móng nhà đúng kỹ thuật, tránh việc gây tình trạng nứt sàn, sụt lún,… Do đó, lựa chọn bản vẽ thiết kế chất lượng, đúng tiêu chuẩn. Cũng như đảm bảo quy trình thi công, đúng thiết kế, khoa học.
-
Lựa chọn đúng đơn vị thiết kế thi công móng nhà chất lượng. Để việc xây dựng đảm bảo, tránh ảnh hưởng đến kết cấu móng, cũng như độ an toàn chịu lực của ngôi nhà.
Với những cách làm móng nhà tiết kiệm nhất được chia sẻ trong bài viết trên. Vinavic hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích về lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình đảm bảo sự vững chắc, an toàn với giá thành hợp lý và chất lượng nhất hiện nay.