Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm nhà là một thành phần cấu trúc chịu lực, có hình dạng dọc và thường được sản xuất từ các vật liệu như gỗ, thép, bê tông cốt thép… Chức năng của dầm là tăng khả năng chịu lực và sức ép của toàn bộ công trình, truyền tải trọng lượng và phân phối lực đều đến các phần khác nhau của ngôi nhà như sàn, tường, cột,…

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là thanh chịu lực được đặt nằm ngang hoặc nghiêng. Nơi đây chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó. Dầm là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép. Nó được sử dụng ở công trình nhà ở, công trình kiến trúc lớn,…

Dầm nhà nằm ngang và chịu lực của mô men uốn và lực cắt. Cốt thép trong dầm sẽ được bố trí tiết diện thẳng góc và dựa trên khả năng chịu mô men uốn. Dầm của nhà còn chịu lực dọc, còn được gọi là khung giằng. 

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm nhà là thanh chịu lực được đặt nằm ngang hoặc nghiêng

Kích thước và kết cấu của dầm nhà?

Kích thước dầm xà nhà dân thường và nhà phố sẽ có chiều cao phổ biến sau:

  • Nhà 2 tầng khoảng 30 cm

  • Nhà 3 tầng khoảng 35cm

  • Nhà 4, 5 tầng khoảng từ 35 cm – 40 cm

Hệ thống dầm xà nhà là khung xương cốt yếu của công trình xây dựng. Nhà của bạn có chịu lực tốt và kiên cố hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố này. 

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm xà nhà có kích thước phụ thuộc vào số tầng

Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở được sử dụng để đỡ các tấm sàn, mái hoặc tường ngăn cách phía trên với mục đích chia nhỏ tải trọng và giúp cho công trình đảm bảo sự chắc chắn, an toàn, bền bỉ trong quá trình sử dụng. 

Vật liệu cấu tạo dầm thường là bê tông cốt thép được xử lý tỉ mỉ và phù hợp với nhiều công trình xây dựng khác nhau. Trong một hệ thống dầm sẽ được chia ra dầm chính có công dụng phân tán kích thước tấm sàn và dầm phụ dùng để làm giằng công trình. 

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Dầm nhà có vai trò quan trọng trong xây dựng nhà ở

Lưu ý yếu tố phong thủy khi dầm nhà

Ngoài yếu tố an toàn, vững chắc thì bố trí phong thủy hợp lý của dầm nhà cũng được gia chủ và kiến trúc sư quan tâm khi thiết kế nhà. Có một số vị trí khi đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà bạn cần lưu ý, cụ thể như sau: 

  • Tránh đặt dầm ngang phía trên giường ngủ: Trong phòng thủy, giường ngủ có dầm ngang ở trên thì được coi là huyền trâm sát. Đây là cung rất xấu sẽ làm cho gia chủ tổn nhân khẩu. Việc đặt phòng ngủ dưới dầm nhà sẽ tạo cảm giác nặng nề, khó chịu và mệt mỏi cho gia chủ khi nằm. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ, dễ gặp ác mộng từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Dầm nhà là gì? Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Không nên đặt các dầm nhà giao nhau tại 1 điểm gây áp lực lên gia chủ

  • Không đặt trên bàn ăn và bếp: Việc bố trí bàn ăn hoặc bếp ở bên dưới dầm ngang sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái cho người nấu và thưởng thức đồ ăn cũng như làm mất đi sự may mắn của gia chủ. Bên cạnh đó, gia đình sẽ dễ gặp khó khăn trong vấn đề về kinh tế, tài chính và tiền bạc. Nếu bàn ăn bắt buộc phải đặt ở vị trí này thì có thể làm thêm trần giả để che đi dầm ngang sẽ tránh được sát khí của dầm ngang. 
  • Không đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang: Việc đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang là điều không tốt cho người học và làm việc. Bởi nó sẽ dẫn đến cảm giác xao nhãng, ngăn cản tư duy và sáng tạo của họ.
  • Cấm kỵ đặt bàn thờ dưới dầm ngang: Đặt bàn thờ dưới dầm ngang là điều tuyệt đối không được vì nó sẽ tác động và ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình. Cuộc sống cũng như sức khỏe, kinh tế của gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi. 

Tham khảo:

Sàn không dầm là gì? Cấu tạo, Ưu & Nhược điểm và biên pháp thi công

Biện pháp thi công cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *