Một số cách chống thấm tường hiệu quả và tiết kiệm chi phí như sử dụng sơn chống thấm, keo chống thấm, giấy nhám, tôn, máng, xi măng hút nước,… Để chống thấm cho tường mới xây và tường cũ, tường trong nhà và tường ngoài, tường bị nứt, khe hở giữa hai tường nhà tiếp giáp hay chân tường.
Tại sao phải chống thấm tường?
Tường hoặc trần nhà bạn có thể bị thấm nước vì một vài nguyên nhân khách quan (tác động của thời tiết, khấu hao theo thời gian) hay chủ quan (vật tư kém chất lượng, xây dựng sai kỹ thuật, không có lớp chống thấm khi thi công ban đầu hoặc lớp chống thấm bị hư hỏng, rạn nứt).
Nếu không khắc phục hậu quả kịp thời, ngôi nhà của bạn có thể đối diện với một số nguy cơ sau:
-
Khung kết cấu xuống cấp: Tường, sàn, trần,… không xử lý chống thấm kịp thời rạn nứt bê tông, bong tróc lớp sơn, lớp vữa,…
-
Mất mỹ quan: Tường nhà bị thấm sẽ xuất hiện nhiều vết nứt, ố vàng hoặc rêu mốc.
-
Nguy cơ chập điện, cháy nổ: Ổ điện trên tường bị thấm ướt sẽ dễ bị chập điện, hoặc hư hỏng.
-
Tác động xấu tới sức khoẻ gia chủ: Người ở trong nhà có tường thấm nước ẩm mốc, mọc rêu, rạn nứt, hoen ố dễ mắc phải các bệnh hô hấp và ngoài da.
Cách chống thấm tường nhà triệt để tiết kiệm chi phí
Có nhiều phương pháp chống thấm tường nhà, trần nhà, sàn nhà,… hiệu quả, tuỳ theo từng tình trạng cụ thể. Trước khi tiến hành xử lý chống thấm cho tường, gia chủ cần hiểu rõ nhà mình đang gặp phải tình trạng nào.
Cách chống thấm tường cũ
Để chống thấm hiệu quả 100% cho tường nhà cũ, nên làm sạch bề mặt trước rồi mới xử lý chống thấm tường.
-
Làm sạch bề mặt: Cạo sạch lớp sơn đã bong tróc trên bề mặt tường, nếu có rêu thì dùng chổi sắt đánh sạch.
-
Xử lý trám vết nứt, kẽ hở của tường bằng keo chống thấm.
-
Tiến hành phủ ít nhất 2 lớp sơn chống thấm nhà chuyên dụng (như Kova, Sika) trên bề mặt tường đã làm sạch và để ráo.
-
Nếu gia chủ muốn có thể sơn phủ màu để trang trí tường cũ đã xử lý chống thấm xong.
Có thể bạn quan tâm: Cát san lấp là gì? Tìm hiểu giá cát san lấp bao nhiêu tiền 1 khối
Lưu ý: Với những công trình đã xuống cấp nặng nề, xuất hiện nhiều vết nứt thì trước khi thực hiện chống thấm tường cần làm mịn các mảng tường bằng giấy nhám. Rồi dùng vữa xi măng và bột chuyên dụng để trám đầy các khe hở, cải tạo lại tường trước khi phủ lớp sơn chống thấm ra ngoài.
Chống thấm tường nhà mới xây
Tiến hành chống thấm tường nhà ngay trong lúc thi công là hợp lý nhất. Xử lý chống thấm tường nhà mới xây theo các bước sau:
-
Trộn phụ gia CT-11B vào vữa xi măng và bê tông xây tường để giúp ổn định kết cấu, chống thấm từ trong. Tô trát và đánh bóng, làm sạch tường mới xây.
-
Xử lý chống thấm bằng cách phủ 2 – 3 lớp hỗn hợp phụ gia CT-11A Plus, vữa xi măng, nước theo tỉ lệ 1:1:0.5. Mỗi lớp cách nhau 6 – 8 tiếng.
-
Làm phẳng băng mastic và lót lớp sơn chống thấm tường ngoài trời (còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài) lên tường. Lựa chọn loại keo có tính đàn hồi cao, dễ thi công, tuổi thọ lâu bền, có khả năng ngăn ngừa tia UV và chi phí thấp.
-
Cuối cùng phủ sơn trang trí lên.
Cách chống thấm tường nhà bị nứt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tường nhà bị nứt (do trát vữa không đều hoặc nền móng bị lún,…). Cần thực hiện chống thấm cẩn thận cho tường nhà bị nứt. Bởi các vết nứt tạo điều kiện thuận lợi cho tường mọc rêu mốc, mảng bám, hoen ố,… làm phân rã kết cấu bê tông và phát sinh các bệnh da liễu, hô hấp,…
Quy trình các bước xử lý chống thấm tường bị nứt:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
-
Làm sạch và phẳng: có thể dùng cách thủ công (đá mai) hoặc dùng máy chà nhám đánh nhám bề mặt tường bị nứt. Sau đó dùng máy áp lực làm sạch các vết nứt dăm và nứt chân chim.
-
Tạo ẩm cho bề mặt tường trước khi chống thấm.
-
Đối với tường cũ, cần bóc sạch màng sơn cũ bằng dụng cụ thi công chuyên dụng.
-
Đảm bảo bề mặt tường không có tạp chất làm giảm độ bám dính của các vật liệu chống thấm tường như bụi, dầu mỡ hay sáp.
Bước 2: Thi công chống thấm tường bị nứt
-
Pha hỗn hợp sơn Kova, vữa xi măng và nước theo tỉ lệ 2kg sơn : 2kg vữa : 1L nước (trộn nhuyễn xi măng và nước trước, rồi mới trộn đều hỗn hợp vữa xi măng với sơn chống thấm Kova). Chú ý sử dụng hỗn hợp này chỉ trong 4 tiếng sau khi pha.
-
Phương pháp chống thấm lăn đều (sử dụng chổi quét, ru lô lăn sơn hoặc máy phun sơn):
– Lăn 1 lớp sơn chống thám theo chiều dọc bức tường.
– Chờ tối thiểu 1 tiếng.
– Lăn lớp sơn thứ 2 theo chiều ngang và dọc để phủ kín sơn chống thấm trên bề mặt.
Cách chống thấm tường ngoài trời triệt để
Chỉ có thể chống thấm tường ngoài nhà trong các trường hợp sau:
-
Tường nhà ở riêng lẻ, không kề sát với công trình khác.
-
Tường của công trình không bị che khuất bởi các công trình khắc.
-
Tường chung cư, nhà cao tầng.
-
Tường tiếp giáp giữa hai nhà liền kề.
-
Chống thấm cho tường nhà mới xây.
Phương pháp thi công chống thấm tường ngoài mới xây:
-
Làm sạch bề mặt, loại bỏ sần sùi trên tường bằng doa. Đảm bảo độ ẩm tường trước khi thi công chống thấm
-
Phun lớp lót chống thấm trước khi phủ sơn trang trí (có thể bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum, bằng sơn chống thấm tường ngoài, lăn chống thấm tường ngoài bằng keo chống thấm,…)
Cách chống thấm tường cũ ngoài trời:
-
Làm sạch bề mặt để tạo độ bám khi lăn sơn chống thấm ngoài nhà. Bả vá lại những chỗ tường bị rỗ, rạn nứt.
-
Đối với các vết nứt lớn phải trám lại bằng vữa xi măng có phụ gia chống thấm chuyên dụng.
-
Lăn chống thấm tường ngoài bằng sơn hoặc sử dụng tôn chống thấm (tuy nhiên sơn chống thấm tường ngoài thường dễ thi công hơn và đẹp hơn). Ngoài ra có thể bọc phủ chống thấm composite frp.
Chống thấm bên trong nhà
Thường phải thực hiện chống thấm trong nhà đối với các công trình xây dựng toà nhà, văn phòng hay chung cư khi xuất hiện tình trạng tường ẩm mốc do lâu ngày sử dụng. Điều này có thể nhận thấy rõ đặc biệt ở phần chân tường và nhà vệ sinh.
Quy trình sơn chống thấm trong nhà bằng Sikatop seal 107:
-
Làm ẩm bể mặt tường, độ ẩm
-
Dùng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều hỗn hợp 1 thành phần A bột màu xám : 4 thành phần B trong 3 – 5 phút. Dùng chổi hoặc bay quét lớp thứ nhất lên bề mặt tường với mật độ 2kg/m2/lớp. Chờ 3 – 4 tiếng. Tương tự quét thêm lớp thứ 2 và lớp thứ 3. Hoàn thiện và làm đẹp bề mặt bằng bay và xốp.
-
Lớp kết nối thứ nhất: Trộn 4 xi măng : 1 Sika Latex/ Sika Latex TH : 1 nước để được hỗn hợp hồ dầu. Quét sơn chống thấm tường trong nhà Sikatop Seal 107, chờ khô hoàn toàn khoảng 4 – 5 tiếng, rồi quét hỗn hợp hồ dầu lên trên cùng với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m2. Nếu không thể xoa đều và phẳng bề mặt nền chống thấm Sika Latex/ Sika Latex TH thì dùng bay thép.
-
Lớp kết nối thứ hai: Trộn hai hỗn hợp xi măng – cát (1:3) và Sika Latex/ Sika Latex TH – nước (1:3) cho dẻo để làm lớp vữa chống thấm bảo vệ bề mặt tường. Khi lớp hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH còn ướt thì thi công bằng tay, rồi dùng bay làm phẳng bề mặt.
Lưu ý:
-
Nhiều người thắc mắc có nên sơn chống thấm trong nhà bằng loại sơn không kháng tia tử ngoại như Sika top seal 107 không, sợ không bền. Chỉ cần gia chủ nhớ tô trát vữa hồ để bảo vệ bề mặt tường là được.
-
Không lấy chất chống thấm tường làm bề mặt ngoài.
-
Không pha loãng với dung môi.
Cách chống thấm chân tường
Chân tường là điểm giao nhau giữa tường với sàn. Chân tường bị thấm ẩm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm yếu móng tường, khiến tường dễ bị sập. Chân tường bị thấm nước có thể do nước mưa bên ngoài, do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên hay do hệ thống cấp thoát nước ở bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.
Các biện pháp chống thấm chân tường phổ biến:
-
Chống thấm chân tường cũ bằng sơn Kova: Cạo sạch lớp sơn tường cũ. Trộn nhuyễn sơn chống thấm Kova và xi măng theo tỉ lệ 10kg Kova: 2kg xi măng và lăn lên chân tường. Sau khi khô thì phủ sơn trang trí bên ngoài.
-
Dùng cách bơm foam ngược: Với tường cũ, đục những chỗ hồ vữa bị cũ, bị mốc, bị bong tróc ra vào bắn foam vào và trát lại. Với tường mới, khoan trực tiếp vào vị trí chống thấm bằng mũi khoan 10mm rồi dùng súng bắn foam vào lỗ khoan đó.
-
Lát gạch chống thấm hoặc giấy dán tường ở chỗ chân tường bị bong sơn, nấm mốc để che đậy tạm thời.
-
Dùng vữa rót chảy: Thợ thi công chống thấm đục một khe rãnh theo chiều dài chân tường, sâu tối đa 30cm rồi cho bê tông vữa tự chảy vào. Xi măng trong bê tông sẽ hút chỗ nước thấm vào tường và làm se khít vết nứt.
-
Sử dụng hoá chất: Đây là cách chống thấm triệt để nhất, nhưng cần có tay nghề của chuyên gia để tính mạch vữa, lượng hoá chất pha chế,…
Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề
Có một số phương pháp hiệu quả chống thấm khe hở giữa 2 nhà liền kề sau:
-
Xử lý khe hở bằng máng xả nước: Thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào khe tường.
-
Chống thấm khe tường trong quá trình thi công: Là biện pháp hiệu quả nhất. Yêu cầu bề dày tường tiếp giáp tối thiểu 220mm. Trát lớp tường bảo vệ phía ngoài (dùng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao) trong lúc thi công. Sau khi xây dựng xong sử dụng các vật liệu chống thấm với phụ gia khác nhau như sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,… để thi công cả tường trong và ngoài.
-
Tiến hành chống thấm ngược tường nhà liền kề: Áp dụng khi không thể chống thấm khe giữa 2 mặt tường tiếp giáp lúc xây nhà mới. Với nhà mới, xây gạch xong không trát tường mà sẽ chống thấm ngược. Với nhà cũ, phải đục bỏ tường bên trong, chống thấm ngược rồi mới trát.
Các bước chống thấm ngược:
-
Làm chất kết nối từ phụ gia.
-
Phun một lớp chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC. Chờ 4 – 5 tiếng. Phun lớp thứ 2.
-
Đợi 2 – 3 ngày cho lớp Water Seal DPC khô hoàn toàn trong tường rồi té nước vào để kiểm tra độ hiệu quả lớp chống thấm ngược. Vị trí không đạt chuẩn thì quét lại.
-
Trát vữa hoàn thiện và tiến hành sơn chống thấm ngược tường trong nhà, sơn trang trí bình thường.
Báo giá chống thấm tường nhà
Báo giá chống thấm tường nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
-
Loại tường: Tường nhà mới xây, tường nhà cũ, tường nhà có vết nứt,…
-
Phương pháp chống thấm: Chống thấm thuận, chống thấm ngược,…
-
Vật liệu chống thấm: Sơn chống thấm, màng chống thấm,…
-
Diện tích tường cần chống thấm: Diện tích tường càng lớn thì chi phí chống thấm càng cao.
Dưới đây là bảng báo giá chống thấm tường nhà tham khảo:
Loại tường | Phương pháp chống thấm | Vật liệu chống thấm | Đơn giá (VNĐ/m2) |
---|---|---|---|
Tường nhà mới xây | Chống thấm thuận | Sơn chống thấm | 200.000 – 300.000 |
Tường nhà cũ | Chống thấm thuận | Sơn chống thấm | 250.000 – 400.000 |
Chống thấm ngược | Màng chống thấm | 300.000 – 500.000 | |
Tường nhà có vết nứt | Chống thấm thuận | Sơn chống thấm | 350.000 – 550.000 |
Chống thấm ngược | Màng chống thấm | 400.000 – 600.000 | |
Báo giá chống thấm tường ngoài | Chống thấm thuận | Sơn chống thấm | 125.000 – 200.000 |
Chống thấm ngược | Màng chống thấm | 200.000 – 300.000 | |
Báo giá chống thấm tường trong | Chống thấm sàn nhà vệ sinh | Sơn chống thấm | 300.000 – 400.000 |
Chống thấm sàn nhà bếp | Sơn chống thấm | 250.000 – 350.000 | |
Chống thấm trần nhà | Sơn chống thấm | 200.000 – 300.000 | |
Chống thấm tường nhà tắm | Sơn chống thấm | 350.000 – 550.000 |
Lưu ý:
-
Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy theo từng đơn vị thi công.
-
Để có được báo giá chính xác nhất, bạn nên liên hệ với các đơn vị thi công chống thấm uy tín để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Chống thấm tường nhà là một công việc quan trọng giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi thấm nước, ẩm mốc. Việc lựa chọn loại vật liệu và phương pháp chống thấm phù hợp, thi công đúng quy trình sẽ giúp công trình chống thấm hiệu quả, bền lâu.
Các loại vật liệu chống thấm tường nhà giá tốt
Sơn Kingcat Paint
Là loại sơn tường chống thấm gốc nước, thân thiện với môi trường và không chứa dung môi. Độ bám dính tốt, thẩm thấu tốt, chống kiềm và chống axit tốt. Thường dùng để làm màu sơn chính, hoa văn hay tạo độ bóng bề mặt tường, chống nứt tốt và tăng độ nhám cho bề mặt khi hoàn thiện.
Sơn Dulux Aquatech
Có thể dùng làm sơn chống thấm tường nhà hiệu quả. Sơn có pha xi măng với công nghệ tiên tiến Hydroshield giúp tăng cường các liên kết hóa học trong thành phần, tạo bề mặt liên kết chắc chắn và tăng cường khả năng chống thấm. Đồng thời tạo vẻ đẹp sáng mịn cho tường nhà.
Sơn KOVA CT11A
Sơn nhà chống thấm cao cấp cho các công trình như bể bơi, tầng hầm, bể nước,… Ngăn nước thấm vào bề mặt nhờ liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng. Có khả năng chịu mài mòn, kháng kiềm, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại, nên có độ bền > 15 năm.
Sơn Quicseal 103
Sơn có gốc Acrylic 1 thành phần, và hàm lượng keo Polymers cao, tạo khả năng chống thấm tuyệt đối và kháng tia UV cao, thường dùng làm sơn chống thấm tường ngoài.
Sơn Jotun Waterguard
Sơn chống thấm có màu gốc Acrylic biến tính, nhằm ngăn chặn sự thấm nước, nấm mốc phát triển, bảo vệ màng sơn bền lâu. Bên cạnh đó, còn có khả năng phủ vết nứt nhỏ, ngăn nước thâm nhập vào trong, thường để sơn bề mặt bê tông và tô vữa tường ngoài trời.
Sơn chống thấm ngược Spec Damp Sealer
Sơn lót gốc dầu có chứa các chất phụ gia đặc biệt, khả năng chống thấm nước và kháng kiềm cực tốt, độ bám dính nổi trội, ngăn sự phát triển của nấm mốc, ố vàng, rêu mốc,… hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách xử lý chống thấm tường triệt để tiết kiệm chi phí. Kiến trúc Vinavic hy vọng gia chủ đã có thể khắc phục được tình trạng tường nhà bị rạn nứt, thấm ẩm, bám rêu mốc. Hãy lựa chọn loại vật liệu chống thấm, trám nứt tường chất lượng và thân thiện với môi trường để trả lại bề mặt tường đẹp và khô ráo như mới xây nhé.
Xem thêm: Bê tông và xi măng khác nhau ở điểm nào?