Giữa những căn biệt thự hiện đại xung quanh, những ngôi nhà mang đậm lối kiến trúc Á Đông dần trở nên khác biệt. Phong cách kiến trúc á đông là sự pha trộn đặc trưng của nhiều nền văn hóa khác nhau, không có khuôn mẫu cố định mà hài hòa, linh hoạt tùy thuộc vào từng vùng miền.
Tìm hiểu nguồn gốc phong cách kiến trúc Á Đông
Phong cách kiến trúc Á Đông là gì?
Kiến trúc Á Đông là lối thiết kế dung hòa của nhiều nền văn hóa các nước Á Đông như Nhật Bản, Trung Hoa mang đậm bản sắc dân tộc trong nhiều năm lịch sử. Những căn nhà theo lối kiến trúc Á Đông được trang trí với màu sắc trung tính, hài hòa và tối giản hoặc ưa chuộng màu sắc sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ.
Nguồn gốc kiến trúc Á Đông
Phong cách Á Đông phát triển từ hàng nghìn năm trước, khi các nền văn hóa phương Đông phát triển và hình thành. Nó được ảnh hưởng bởi các triết lý như Đạo giáo, Phật giáo cũng như các nền văn hóa khác trong khu vực, như Nhật Bản và Trung Quốc.
Các kiến trúc truyền thống như đền, chùa và lâu đài thường được xây dựng theo kiến trúc Á Đông. Trong nghệ thuật, phong cách Á Đông được thể hiện qua tranh vẽ, điêu khắc và trang trí với sự tập trung thể hiện tinh thần và cảm xúc bên trong.
5 nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Á Đông
Màu sắc kiến trúc
Kiến trúc Á Đông chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, màu chủ đạo của kiến trúc này cũng phụ thuộc vào văn hóa của 2 quốc gia trên.
Người Nhật thường thích màu nhẹ nhàng, trung tính. Còn đối với người Trung Quốc, họ thường thích màu sắc tươi sáng, nổi bật. Vì thế, gam màu chủ đạo trong những ngôi nhà phong cách Á Đông là màu sáng, khá trang nhã. Sau đó điểm xuyết các chi tiết hay đồ nội thất có tông màu nổi bật như: đỏ, nâu hay đen…
Đồ nội thất Á đông
Thiết kế nội thất đơn giản
Một thiết kế đơn giản nhưng tinh tế cũng là điều đầu tiên mà phong cách Á Đông hướng đến. Đồ nội thất kiến trúc này cần theo khuynh hướng hiện đại, thiết kế đơn giản, hướng đến công năng nhằm mang tới cuộc sống thuận tiện và thỏa mái cho gia đình.
Nội thất sắp đặt khoa học, hợp lý
Người phương Đông ưa thích sự tinh tế và thanh lịch, vì thế đồ đạc trong nội thất được sắp xếp gọn gàng và đơn giản. Dù người Nhật chọn màu trung tính trong khi người Trung Quốc thích màu đậm nhưng dù thế nào, bố cục vẫn đơn giản và khoa học
Một không gian sống nhỏ nhưng sạch sẽ và thoáng mát sẽ tạo điều kiện để nổi bật những chi tiết trang trí trong căn nhà của.
Sử dụng bàn trà thấp
Văn hóa phương Đông từ xa xưa được biết đến với văn hóa thưởng trà, văn hóa này vẫn tồn tại cho đến nay như một di sản. Chiếc bàn trà thấp thường xuất hiện trong các căn nhà của người châu Á. Với cách thiết kế này, ngôi nhà có một khoảng không gian khá tĩnh lặng với phong cách sống đẹp và lành mạnh.
Vật liệu trang trí kiểu Á đông
Sử dụng vật liệu tự nhiên
Một chi tiết quan trọng trong kiến trúc Á Đông là sử dụng các vật liệu nguồn gốc tự nhiên. Lối sống đặc trưng của người phương Đông là thân thiện, ôn hòa và gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, việc lựa chọn đồ nội thất bằng gỗ, đá, gạch, mây, gốm, mang đến cho gia chủ cảm giác tự nhiên.
Sử dụng tranh vẽ trong trang trí
Đồ trang trí như tranh thêu tay, tranh lụa, tranh thủy mặc và đặc biệt là hoa lan rất phổ biến trong các kiến trúc Á Đông. Người xưa có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà” đã phần nào thể hiện sự quý, sự thanh tao của loài hoa ấy. Chính nhờ sự lựa chọn rất riêng biệt này đã mang tới một không gian cực kỳ tao nhã và thanh lịch cho nội thất phong cách Á Đông.
Bố cục không gian
Phong cách kiến trúc Á Đông tập trung nhiều vào thiết kế và bài trí căn phòng để tạo nên không gian đẹp và tiện nghi, mang đến nhiều khoảng trống cho căn nhà. Cách thiết kế ‘khoảng thở” giúp dễ dàng kết hợp các vật dụng như cây xanh, đèn trang trí, lọ gốm…
Nghệ thuật sắp đặt cửa và ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên là yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà kiến trúc á đông. Người phương Đông rất coi trọng yếu tố cân bằng đặc biệt là việc bố trí cửa và ánh sáng một cách hài hòa, hợp lý nhất. Chính vì vậy, các kiến trúc Á Đông sẽ có sự phân bổ cửa đón sáng một cách đồng đều và hợp lý.
Xu hướng thiết kế kiến trúc Á đông đương đại hiện nay
Kiến trúc Á Đông đương đại không còn khắt khe như xưa mà chọn cách tiếp cận tối giản, món đồ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhằm mang tới không gian sống tiện nghi.
Thiết kế Á Đông đương đại gần đây còn phản ánh sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước châu Á. Những thay đổi lớn trong đời sống xã hội giao thoa với các nước phương Tây. Do vậy, lối kiến trúc đương đại này có điểm khác biệt chính là sự pha trộn giữa các nền văn hóa Đông Tây.
Phong cách Á Đông đương đại là sự kế thừa di sản của văn hóa cũ và sáng tạo nó cho phù hợp với thời đại mới. Đây hoàn toàn là một lựa chọn văn hóa đáp ứng cho nhu cầu về công năng, lối sống hiện đại.
Một số mẫu thiết kế nội thất kiến trúc Á Đông
Phòng khách Á Đông
Phòng khách theo kiến trúc Á Đông thường được thiết kế trang nhã và tinh tế, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Màu sắc phòng khách thường chọn là những gam màu trung tính hoặc trầm như đen, nâu, xám, be,… để tạo không gian ấm cúng, thân mật.
Trên các bức tường có thể trang trí các loại tranh ảnh, giấy dán tường có họa tiết Á Đông: hoa lá, động vật hoặc đèn lồng giấy, tượng Phật, các đồ nghệ thuật như gốm, đồ thêu, đồng hồ để tạo nên một phòng khách mang đậm phong cách Á Đông.
Phòng bếp kiểu Á Đông
Nhà bếp theo kiến trúc Á Đông thường trang nhã, tinh tế và được thiết kế đơn giản. Trong không gian bếp, yếu tố truyền thống thường được kết hợp với các tiện nghi hiện đại. Bàn ăn thường được chọn bằng chất liệu gỗ tự nhiên hoặc đá để tạo nên vẻ đẹp đơn giản và tinh tế.
Để tạo ra một căn bếp đúng với phong cách Á Đông cần chú trọng đến sử dụng màu sắc, vật liệu, đồ trang trí phù hợp đảm bảo sự thoải mái an toàn khi sử dụng.
Phòng ngủ kiến trúc Á Đông
Trong phòng ngủ kiểu Á Đông thường sử dụng ánh sáng nhẹ để tạo sự ấm áp và thư thái. Đèn trần, đèn tường được lựa chọn với thiết kế đơn giản nhưng mang lại sự tinh tế và sang trọng. Giường, tủ và bàn trang điểm được thiết kế với các họa tiết đặc trưng như hoa lá, động vật, hay các hình khối.
Xem thêm: Tìm hiểu phong cách kiến trúc đông dương là gì? (Indochine Style)