Kiến trúc Trung Đông luôn được mệnh danh là cái nôi sản sinh ra hàng loạt các công trình siêu kiến trúc triệu đô mang tầm vóc di sản. Mặc dù đã được cải tạo để phù hợp hơn với thẩm mỹ hiện đại, nhiều công trình toà nhà lớn ở Trung Đông vẫn tạo ra niềm cảm hứng vô tận cho các tín đồ mê du lịch và khám phá văn hoá – lịch sử – nghệ thuật ba châu lục Á – Phi – Âu.
Kiến trúc Trung Đông là gì?
-
Kiến trúc vùng Trung Đông là tập hợp của một loạt các phong cách kiến trúc vùng miền theo chiều hướng cổ điển hoặc hiện đại, xoay quanh 3 khu vực chính: kiến trúc đạo Hồi, kiến trúc Iran và kiến trúc Ottoman.
-
Dù ngày nay, kiến trúc này đã được cải tạo nhiều để phù hợp hơn với thị hiếu thẩm mỹ hiện đại, nhưng những công trình “siêu dự án” kiến trúc ở vùng Trung Đông vẫn không đánh lạc bản chất tái tạo không gian thân thiện, ấm áp và tràn đầy màu sắc, thể hiện qua từng chi tiết nho nhỏ từ mái đến móng.
Đặc trưng của kiến trúc Trung Đông
Về nguồn cảm hứng
-
Các công trình kiến trúc Trung Đông cổ đại dù thuộc trường phái nào cũng đều chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã, Byzantine và Ba Tư.
-
Sau này, khi kiến trúc Trung Đông lan rộng ra khắp thế giới, các công trình ở mỗi vùng địa phương đều được điều chỉnh và cộng hưởng thêm kiến trúc vùng miền. Ví dụ, kiến trúc Trung Đông ở châu Á sẽ mang thêm hơi hướng phong cách Ấn Độ, Trung Quốc. Kiến trúc quanh khu vực châu Âu chào đón thêm ảnh hưởng của phong cách Địa Trung Hải, Art Deco,…
Về kiến trúc Hồi giáo
-
Phạm vi: Kiến trúc Hồi giáo bao gồm các toà nhà thuộc tôn giáo và không thuộc tôn giáo xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của đạo Hồi, trải dài 3 châu lục Đông Á, Tây Phi và châu Âu.
-
Hoạ tiết: Các công trình Hồi giáo có điểm chung được trang trí bề mặt bởi chữ thư pháp Ả Rập, hoạ tiết đường lượn và ren hình học, thực vật, chẳng hạn như arabesque.
-
Thiết kế ngoại thất: Những chi tiết thường thấy trong kiến trúc nhà Hồi giáo bao gồm các toà tháp, gạch tổ ong trang trí, vòm cung hình lá nhiều lớp, vải mađrat (để may màn), vòm lỗ khoá, vòm móng ngựa, vòm ogee,… được thể hiện qua các công trình nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ, cung điện, nhà tắm công cộng hammams, bệnh viện tiếp tế Sufi,…
Về kiến trúc Iran
Nhắc đến kiến trúc vùng Trung Đông khu vực Iran, người ta thường liên tưởng tới cảm giác “tự do” và “thành đạt” mà không thể tìm thấy ở bất cứ kiến trúc nào khác, từ những đường nét, khối hình học cân đối tới những mái vòm uyển chuyển bay bổng.
-
Vườn nhân tạo: Không gian kiến trúc ở Iran ngày nay mới nổi lên một trường phái có tên Shiraz, thiết kế vườn nhân tạo để chống chọi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở xứ này.
-
Vật liệu cách nhiệt: Khí hậu Trung Đông có phần không được thiên nhiên ưu đãi, là nền móng để con người Iran phát minh khả năng sáng tạo ra hệ thống làm mát trong các công trình của mình thông qua tháp gió và Qanats (kênh dẫn nước ngầm âm đất). Gạch dùng để xây dựng không phải gạch nung mà chỉ phơi nắng, để tạo thành các bức tường cách nhiệt với bên ngoài.
-
Kết cấu điều hoà nhiệt độ trong nhà Badgir: Trần nhà thường được xây cao, cửa sổ bé, chủ yếu để lấy sáng chứ không bị hắt gió nóng vào nhà. Phía trên mặt đất thường ít tầng, xây sâu 2-4 tầng hầm dưới lòng đất. Trên mái là vị trí các tháp gió để truyền xuống tầng âm giúp điều hoà nhiệt độ cho nội thất trong nhà. Tháp gió có 3 loại chính: tháp 1 mặt, 4 mặt và 8 mặt.
Về kiến trúc Ottoman
-
Lịch sử hình thành: Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman là một Đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế kỷ 20. Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
-
Loại hình chính: Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho việc phát triển và tinh chế phong cách kiến trúc Ottoman cổ điển là Sinan (1491-1588). Ông đã thiết kế hàng trăm tòa nhà bao gồm các thánh đường Hồi giáo, cung điện, lăng mộ, và giám sát quá trình xây dựng của hàng trăm tòa nhà khác.
-
Đặc trưng kiến trúc Ottoman cổ điển: Các vòm và cột xà được dùng rất nhiều để tạo nên một kiến trúc nhấp nhô, bay bổng. Dù vậy, chúng trông khá nhẹ nhàng như gối đầu lên nhau, vô trọng lực nhờ giải quyết được vấn đề vật lý và đa số xây bằng đá trắng, đá sáng. Bên ngoài không trang trí nhiều lắm, song bên trong nhấn nhá từng chút và thu cả một thế giới sặc sỡ vào đây với các mảng khảm, ốp, dát đá quý, vàng bạc, thủy tinh, trai ngọc…
-
Màu sắc: Có 3 tông màu được yêu thích nhất là màu xanh lam, xanh lá cây và đỏ hồng.
-
Hoạ tiết: Các họa tiết cũng được ưa chuộng là hoa lá, các hình học đa dạng, chữ thư pháp và kinh thi.
Top 10 kỳ quan kiến trúc Trung Đông đẹp nhất
Trải qua một quãng thời gian dài bị đình trệ vì khủng hoảng tài chính, các siêu dự án thiết kế kiến trúc ở vùng Vịnh Trung Đông, đặc biệt là Dubai đã bắt đầu sôi động trở lại. Dưới đây là danh sách 9 trong số những công trình kiến trúc nổi bật nhất Trung Đông.
1. Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo, Doha, Qatar
Công trình bảo tàng được thiết kế dưới dạng các hình khối xếp chồng lên nhau, được mệnh danh là kiệt tác trong những kiệt tác – là nơi lớn nhất đang lưu trữ các kiệt tác nghệ thật đạo Hồi khác.
Đây là tác phẩm của kiến trúc sư, I.M. Pei sau quá trình 6 tháng đi du lịch khắp Trung Đông để tìm kiếm ý tưởng thiết thế bảo tàng. Tổng chi phí hoàn thiện bảo tàng ước tính 47,7 triệu USD trong vòng 3 năm từ 2005 – 2008. Kết cấu bao gồm phần bảo tàng, bán đảo và công viên xung quanh, rộng gần hơn 14.000 m2, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ tại Doha, Qatar.
2. Ferrari World, Abu Dhabi, UAE
Ferrari World là nơi có công viên trong nhà lớn nhất thế giới nằm giữa sa mạc tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (U.A.E). Điểm nổi bật của Ferrari World là sự kết hợp của đèn chiếu sáng và đèn flash xuyên qua các khối tam giác đỏ tươi. Khi đèn lên, công trình trông như một pháo đài màu sắc khổng lồ.
Có diện tích bằng kích thước của 7 sân bóng đá, công viên Ferrari World được ví như con tàu vũ trụ UFO lớn có 21 bánh màu đỏ. Tổng chi phí hoàn thiện công viên lên tới 40 tỷ USD, gấp đôi chi phí xây dựng khu tổ hợp Downtown Dubai, bao gồm cả tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa.
3. Tháp Infinity, Dubai, UAE
Đây là tháp xoắn ốc cao nhất thế giới (80 tầng, 330m) mà không có cột bên trong, được ví như tảng băng xoắn khổng lồ dưới bầu trời Dubai, giúp mang lại không gian ánh sáng tự nhiên ấn tượng. Công trình được khởi công vào năm 2006 với tổng chi phí 190,5 triệu USD.
4. Burj Khalifa, Dubai, U.A.E
Sở hữu chiều cao 830m với tổng số tầng là 163, Burj Khalifa dường như xuyên thủng bầu trời. Đây là toà trung tâm của phức hợp Downtown Dubai có tổng kinh phí là 1,5 tỉ USD.
Du khách chủ yếu biết đến toà tháp này như một điểm đến nổi tiếng để nhảy BASE (chủ yếu là trái phép). Kiến trúc tháp cao tầng được lấy cảm hứng từ Tower Palace Three, một chung cư ở Seoul, Hàn Quốc.
Nơi đây cũng có một trong những quán bar cao nhất thế giới – At.mosphere Bar & Lounge ở tầng 122. Chi phí xây dựng Burj Khalifa ước tính lên tới 1,5 tỷ USD, kề bên là trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall, thuộc chung tổ hợp Downtown Dubai. Tháp Burj Khalifa chính thức mở cửa vào năm 2010 sau nhiều lần trì hoãn do khủng hoảng tài chính.
5. Tháp Abraj Al Bait, Mecca, Ả Rập Saudi
Tháp Abraj Al Bait đứng ngay trước đền thờ Kaaba ở Mecca – nơi linh thiêng nhất của Hồi giáo. Ban đầu, công trình vấp phải sự phản đối của công chúng bởi người ta đã phải phá bỏ pháo đài Ottoman Ajyad để khởi công khu kiến trúc này.
Công trình cao 600m, 120 tầng và mất 8 năm để hoàn thiện. Bên trong có một tầng quan sát bên dưới đồng hồ cũng như một phòng cầu nguyện với sức chứa lên tới 10.000 người.
6. Khách sạn Chedi Muscat, Muscat, Oman
Chedi Muscat là công trình khách sạn Trung Đông cao tầng bên bờ biển, ghi điểm tuyệt đối bởi sự hòa hợp với môi trường xung quanh. Tổng quan khuôn viên công trình bao gồm một ngọn tháp và các toà nhà trải dài khắp vườn.
Với tổng sức chứa lên tới 160 phòng trên mặt bằng diện tích 8.360m2, công trình khách sạn phải mất 25 triệu USD để đầu tư và trải qua 2 lần nâng cấp và cải tạo vào các năm 2007, 2010 để hoàn thiện.
Nằm ở trái tim của công trình khách sạn là tiền sảnh cao 12m, gợi nhớ đến một chiếc lều Bedouin khổng lồ giữa sa mạc. Khu vực tiếp tân thiết kế nội thất ngỏ gọn và hiện đại giống như một pháo đài Oman.
7. Ngân hàng Muscat, Muscat, Oman
Dưới bàn tay tài ba của kỹ sư từng đoạt giải Atkins, ngân hàng lớn nhất Oman (với tổng diện tích 32.500m2, chi phí 57,2 triệu USD) là minh chứng của sự giao thoa tuyệt đẹp giữa kiến hiện đại và Hồi giáo. Thể hiện ở khối hoa hình học và các tấm chắn màu trắng lọc ánh sáng xung quanh toà nhà, tạo nên một vi khí hậu hoàn toàn thoáng mát.
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc đi đầu xu hướng đương thời với khu vực chỗ ngồi đầy màu sắc và lối đi bộ bằng kính khiến công trình trông giống như một khuôn viên trường đại học hơn là một ngân hàng.
8. Trung tâm thương mại thế giới, Bahrain
Mặc dù nhỏ bé nhưng Vương quốc Bahrain là nơi sở hữu một trong những công trình ấn tượng nhất tại khu vực Trung Đông. Công trình cao 50 tầng (240m), mất 4 năm để hoàn thành với tổng chi phí xây dựng là 150 triệu USD.
Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Center) là tòa nhà đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra điện sản xuất bởi tua bin gió, ở khu vực 3 cây cầu tiếp nối giữa 2 toà nhà hình cánh buồm trên bầu trời.
9. Trung tâm nghiên cứu Dầu khí Quốc vương Abdullah, Riyadh, Ả Rập Saudi
Tổ hợp công trình phong cách Trung Đông này được thiết kế bởi kiến trúc sư tài hoa Zaha Hadid, sở hữu hình khối ấn tượng, nổi lên như một khối tinh thể mọc giữa sa mạc với vỏ ngoài màu xám chủ đạo.
Hệ thống vật liệu và mái che được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng giúp công trình tránh khỏi cái nóng sa mạc. Tổng chi phí đầu tư lên tới 11,5 tỷ USD được thực hiện bởi Aramco, công ty năng lượng lớn nhất thế giới.
10. Nhà thờ Hồi giáo Jameh, Yard, Iran
Bên cạnh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ lụa, Yazd (thành phố sa mạc cổ điển thuộc quốc gia Iran) còn nổi tiếng trứ danh cùng sự ra đời của những kiệt tác kiến trúc Trung Đông cổ đại nổi bật và tráng lệ.
Từ mọi góc độ của thành phố, bạn đều có thể bắt gặp những góc nhìn đắt giá của nhà thờ Hồi giáo Jameh. Tường được ốp gạch xanh khảm hoạ tiết thiên nhiên ở Ba Tư, khiến bất cứ ai lỡ gửi ánh nhìn đều phải choáng ngợp tựa như đang ngồi trước màn hình độ phân giải 4K đeo kính 4D.
Tư vấn thiết kế nội thất theo kiến trúc Trung Đông
Đây là cách để gia chủ có thể ứng dụng kiến trúc Trung Đông vào thiết kế nội thất.
Những hoạ tiết cố định
-
Tường thường được phủ một lớp vải có màu trầm làm bằng nhung, lụa, vải thêu kim tuyến, vải moire. Một lựa chọn phổ biến khác là sử dụng gạch khảm bằng gỗ ốp lên trần, lên tường.
-
Đèn chùm là tập hợp của nhiều khối hình học tương đồng, như khối khảm ngọc trai, hình nơ, hình thoi, hình ngôi sao hay tứ giác liên kết với nhau.
-
Khung cửa sổ làm bằng gỗ nâu đen, cửa kính phủ hoa văn màu sắc.
-
Sàn được trải thảm dày. Để phục vụ cho việc ngồi xổm, một tập tục lâu đời ở vùng Trung Đông.
Bảng màu kiến trúc Trung Đông
-
Những màu sắc được ưa chuộng ở Trung Đông đều có màu ấm, lì và nổi. Để truyền đạt được tinh thần thiện ý và hiếu khách của con người nơi đây.
-
Một số những gam màu nổi bật nhất gồm có đỏ tươi, đỏ phúc bồn tử, xanh ngọc, xanh lam, vàng ánh kim, màu đồng, xanh lục thẫm, vàng cát, hay cam.
Ánh sáng trong nội thất phong cách Trung Đông
-
Ánh sáng sau khi trải qua một lớp kính cửa lọc thường có màu vàng khô thiên nâu ấm, như màu phim hoài cổ vintage. Giúp tạo nên không khí thư giãn.
-
Đèn nhân tạo trong nhà thường là đèn chùm treo giữa trần. Hoặc đèn bàn làm từ kính màu sắc với nhiều dạng khối hình học khác nhau, hay hình mặt trăng, ngôi sao.
Đồ nội thất Trung Đông
-
Kiến trúc nội thất Trung Đông không dùng tủ có ngăn kéo như ở phương Tây. Mà sử dụng những mẫu bàn nhỏ và thấp, có hình thú độc lạ. Bàn thấp vì người Trung Đông quen ngồi nệm trên đất, chứ không dùng ghế.
-
Giường ngủ được đặt chính giữa phòng ngủ, xung quanh là các đồ nội thất hoặc các loại bàn đẹp và độc, để đồ lặt vặt.
Chất liệu thống trị là vải
-
Ngoài mục đích xuất khẩu, những mẫu vải đắt tiền cũng được ưa chuộng để trang trí nội thất kiểu Trung Đông.
-
Có nhiều loại vải đẹp như vải nhung, vải thêu (thường dùng làm khăn ăn), vải lụa.
-
Các loại rèm treo cửa thường có tua rua.
-
Người Trung Đông ít sử dụng ghế tựa, mà thay bằng gối sofa, giường tựa,…
Đồ thủ công khi thiết kế nột thất kiểu Trung Đông
-
Đồ thủ công là một vật dụng quen thuộc dùng để tạo cảm hứng, năng lượng trong khi trang trí nội thất Trung Đông. Có thể bắt gặp tay nghề thủ công cao cường của người Trung Đông qua các mẫu thảm, mành,…
Dù nội thất kiến trúc Trung Đông không quá phá cách hay cầu kỳ, nhưng các chất liệu và màu sắc đã góp phần thổi hồn vào không gian sống, tạo tiền đề cho một không khí ấm cúng, thân thiện, chan hoà, khiến ai đi đâu xa cũng luôn canh cánh đi về nhà.
Xem thêm: Tìm hiểu phong cách kiến trúc đông dương là gì ? (Indochine Style). Những thiết kế biệt thự đẹp kiểu Indochine.