Xây nhà tường 10 có tốt không? Nhà cấp 4 nên xây tường 10 hay 20 là những câu hỏi mà nhiều gia chủ băn khoăn trước khi bắt đầu làm nhà. Mỗi cách xây có những ưu nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào địa hình và mục đích sử dụng.
Tường 10 có thiết kế như thế nào?
- Tường 10 hay còn gọi là tường con kiến, có độ dày 10cm được xây bằng 1 lớp gạch ống có độ dày 8cm. Sau khi tô trát tường, mỗi bên thêm 1.5 cm nên tường sẽ có độ dày là 11cm.
- Bức tường có tác dụng giống như một tấm chắn phân chia không gian bên trong và khu vực bên ngoài bao quanh nhà.
Xây nhà tường 10 có tốt không?
Hiện nay tường 10 được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở. Chủ đầu tư nên xây nhà tường 10 nếu khu vực đó có nền đất vững, an toàn, tường 10 sẽ giúp tiết kiệm được phần lớn chi phí xây dựng.
- Chẳng hạn những ngôi nhà nhỏ, nhà phố hay nhà cấp 4 tại các khu vực có nền đất vững thì xây tường 10 vô cùng hợp lý, vừa có độ an toàn chắc chắn vừa tiết kiệm chi phí.
- Đối với những nơi có nền đất yếu, nhà ở mặt đường, công trình nhiều tầng, rộng lớn thì không nên xây tường đơn bởi khả năng chịu lực kém.
Ưu nhược điểm khi xây nhà tường 10
Ưu điểm
- Xây nhà tường 10 có tốt không? Câu trả lời là có vì loại tường đơn này tiết kiệm chi phí xây dựng khi có độ dày là 110mm thay vì 220mm như tường 20.
- Tường 10 có khả năng thi công nhanh, giảm đáng kể chi phí công thợ
- Mẫu tường mỏng nhẹ bởi vậy có khả năng thoát nhiệt nhanh, ít tốn diện tích rất phù hợp xây dựng các ngôi nhà ở thành phố có diện tích đất xây dựng hẹp.
Nhược điểm khi xây tường 10
Ngoài những ưu điểm nổi trội so với tường khác thì tường 10 cũng có những nhược điểm nhất định. Khi độ dày chỉ tầm 110mm có thể thấy tường khá mỏng, đây chính là hạn chế của tường này.
- Tường 10 có khả năng chống nóng nhưng bị hạn chế chống ồn và chống ẩm. Loại tường này hay bị thấm nước, rạn nứt, xuống cấp nhanh và không đảm bảo an ninh.
- Bởi vậy tường 10 chỉ thích hợp với những công trình có khối lượng ít, nhẹ và xung quanh có nhiều nhà khác che chắn.
- Ngoài ra nếu các nhà xung quanh đào móng có thể sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của ngôi nhà nếu tường yếu sẽ dẫn đến bị sập.
Một số loại tường xây nhà khác phổ biến hiện nay
Xây nhà tường 15
Mẫu tường này có độ dày 15cm được xây bằng 1 lớp gạch ống 120mm. Sau khi tô trát, mỗi bên thêm 1.5 cm nên tường sẽ có độ dày là 150mm. Ưu điểm tường có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống nóng tốt.
Tường 15 là một trong những giải pháp xây dựng tối ưu chi phí so với xây dựng tường 20 mà vẫn đảm bảo được độ vững chắc, chất lượng công trình.
Tường nhà 20
- Tường 20 là có độ dày 220mm, dùng làm tường chịu lực không có kết cấu khung bê tông cốt thép. Mẫu tường này thường kết hợp với tường 10 làm tường bao che chắn quanh nhà.
- Ưu điểm tường 20 giúp giảm chi phí khi sử dụng ở không gian tầng 1. Bởi loại này chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt hơn tường 10 và bảo vệ an ninh cũng tốt hơn.
- Chủ đầu tư nên lựa chọn tầng 1 xây tường 20 tạo sự vững chắc, các không gian bên trên có thể sử dụng tường 10 nhằm giảm bớt tải trọng các tầng phía dưới và chi phí xây dựng cũng tiết kiệm đáng kể.
- Tuy nhiên mẫu này cũng có nhược điểm thi công chậm, tốn kém nhân công và nguyên vật liệu.
Nhà phố nên xây tường 10 hay 20 là tốt nhất?
Với những ưu điểm của các mẫu tường trên chủ đầu tư cần xem xét lựa chọn loại nào để xây nhà cấp 4. Việc lựa chọn tường nào còn phải phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Chẳng hạn như nơi xây dựng, tình hình khu vực xung quanh, nhu cầu và kinh tế của chủ nhà.
- Nếu xây biệt thự, nhà không liền kề, sát vách. Nên xây dựng tường 20 để tối đa khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn.
- Còn nếu nhà phố liền kế, nên kết hợp cả 2 loại tường 10 và 20. Mục đích xây bao quanh và liền kề với nhà kế bên nên xây tường 10. Còn tường hướng ra mặt đường nên xây tường 20.
Nhà cấp 4 nên xây tường 10 hay 20?
Nhà cấp 4 sử dụng tường 10 là một trong những phương pháp xây dựng tiết kiệm chi phí được rất nhiều gia đình ứng dụng. Tuy nhiên, do nhược điểm chống nóng kém nên những căn nhà cấp 4 thi công tường 10 khiến nhiệt lượng tác động mạnh hơn gây ra nóng bức.
Nên đảm bảo xây tường 10 cho mẫu nhà cấp 4 ở những nơi có đất cứng chắc, xung quanh có các nhà liền kề để nâng cao khả năng chống chịu lực của căn nhà. Bởi lẽ tường 10 khá yếu và nên ứng dụng xây vách ngăn hoặc xây từ tầng 2 trở lên.
Những lưu ý gì khi xây nhà tường 10
- Để đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật, cần xem xét khối mạch vữa và gạch đảm bảo gạch ống 4 lỗ độ dày 8cm, 2 bên gạch xây trát thêm 1,5cm mỗi bên.
- Đối với các bức tường ở hướng mưa hắt nhiều nên làm thêm các vật kiến trúc như ô văng, mái đua, ban công để có thể cản bớt mưa.
- Lưu ý không nên sử dụng tường 10 ở các vị trí kém an ninh như ở trên sân thượng mà không có sắt lưới bảo vệ
- Cần kiểm tra kỹ lưỡng loại gạch xây tường 10, chọn gạch đặc hoặc gạch ống 4 lỗ để tường nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu chọn gạch rỗng thì không nên sử dụng tại các vị trí tường chịu lực bởi không đảm bảo được các yêu cầu về chịu lực.
- Gia chủ nên thuê đơn vị thiết kế và thi công để chuyên gia họ sẽ tư vấn tính toán kết cấu phù hợp với tổng thể xây dựng và đảm bảo được nhu cầu sử dụng của gia đình.
Dựa vào những thông tin mà Kiến trúc Vinavic chia sẻ trong bài viết trên, giải đáp thắc mắc xây nhà tường 10 có nên hay không, những ưu nhược điểm mẫu tường này. Hi vọng với những giải thích trên, chủ nhà sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn loại tường nào cho căn nhà của mình.
Xem thêm: Tìm hiểu các bước chính để xây dựng nhà ở gồm những gì?