Ở các khu đô thị thành phố lớn có mật độ dân cư đông đúc thì việc xây nhà dạng ống hoặc cao tầng rất được ưa chuộng. Trong đó nhà 4 tầng hiện đại được xây nhiều hơn cả, vậy kết cấu móng nhà 4 tầng được xây như nào, có những loại móng nào được sử dụng hiện nay.
Loại kết cấu móng nhà 4 tầng nào được sử dụng nhiều nhất?
Nhà 4 tầng có tải trọng lớn, áp lực tác động lên phần móng không hề nhỏ, vậy nên để đảm bảo công trình luôn kiên cố, bền vững theo thời gian cần xem xét lựa chọn loại móng phù hợp. Hiện nay có 3 loại móng được sử dụng phổ biến khi xây nhà 4 tầng: móng băng, móng cọc và móng bè.
Trong đó, móng băng được sử dụng phổ biến hơn hết và trong một số trường hợp địa chất phức tạp hơn, móng cọc là lựa chọn thay thế, còn móng bè là giải pháp ít sử dụng nhất.
Móng băng
Loại móng này được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà phố đặc biệt là nhà 4 tầng. Móng băng là kiểu móng có thiết kế phần chân đế mở rộng và chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc. Phù hợp với các vùng có địa chất thông thường và cả những vùng có nền đất yếu, độ lún không đều.
Với những khu đất có địa chất như vậy, ngoài công việc đầm đất cho chặt, còn phải bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên đến tường chắn mái để tăng hiệu quả ổn định nền đất. Đảm bảo cho các kiến trúc bên trên không bị nghiên hay nứt tường…
Móng cọc
Là loại móng đóng cọc sâu dưới nền đất tại các vị trí chịu lực chính cho công trình. Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là đài móng và cọc. Có nhiệm vụ trung gian truyền tải trọng lực từ công trình phía trên xuống các lớp đất dưới của móng. Là một giải pháp móng hiệu quả cho khu vực có địa chất yếu, trũng, ngập nước…
Một số loại cọc được sử dụng phổ biến trong công trình nhà 4 tầng là cọc cừ tràm, cộc bê tông và cọ thép.
- Loại cọc cừ tràm sẽ phù hợp với đất sét, đất có độ ẩm và lượng nước ngầm lớn.
- Loại cọc bê tông cốt thép hay cọc thép thì phù hợp với nhiều điều kiện địa chất khác nhau.
Móng bè
Móng bè là 1 móng bằng phẳng nằm trên đất kéo dài trên toàn bộ diện tích của tòa nhà hỗ trợ việc xây dựng và chuyển trọng lượng của toàn bộ công trình xuống đất. Móng bè thường được sử dụng phổ biến ở những công trình lớn, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao.
Ở những công trình có nền đất yếu. Móng bè sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất bởi trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều. Trải rộng dưới toàn bộ công trình khiến tải trọng công trình cũng được giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún.
Kết cấu móng nhà 4 tầng có gì khác biệt so với nhà 2,3 tầng
Về cơ bản, móng nhà 4 tầng không có nhiều sự khác biệt so với nhà 2,3 tầng. Điểm khác biệt duy nhất là móng nhà 4 tầng thường sử dụng móng băng và đào móng sâu để đảm bảo độ vững chắc cho công trình.
Những mẫu nhà 4 tầng có trọng tải lớn nên bố trí nhiều cột để truyền lực xuống móng. Số nhịp kết cấu nhà càng nhiều thì trọng tải truyền xuống móng càng giảm. Bởi vậy bên ngoài những căn nhà 4 tầng luôn có hình dáng đồ sộ hơn nhà 2,3 tầng.
Bạn có thể tính toán nhanh tải trọng trên móng nhà bằng những kinh nghiệm sau:
Tải trọng trên móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng diện tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải trọng của cột (tức là tải trọng của công trình trong phạm vi 1m2 sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2)
Ví dụ: Căn nhà ống rộng 5m và khoảng cách giữa các cột cũng là 5m, với 5 tầng. Khi đó, tải trọng trên móng ở các hàng giữa của nhà là (5/2)x5x5 = 62,5 tấn. Tại các cột góc, tải trọng trên móng là (5/2)x(5/2)x5 = 31,25 tấn.
Khảo sát đất nền khi xây dựng kết cấu móng nhà 4 tầng
Nếu chủ đầu tư đã tính toán và thiết kế kỹ lưỡng kết cấu căn nhà từ cột, trụ để đảm bảo tính ổn định của công trình nhưng không đưa ra đánh giá và tính toán móng phù hợp thì đó là một sai lầm vì không phải loại móng nào cũng phù hợp với từng nền đất.
Nền đất có các yếu tố đặc biệt cần được lưu ý, như hệ số rỗng của đất, độ kết dính của đất, độ ẩm và lượng nước ngầm trong đất. Nếu bạn muốn sử dụng cọc cừ tràm để tăng cường cho nền móng, thì loại đất thích hợp sẽ là đất sét, đất có độ ẩm và lượng nước ngầm lớn.
Đọc thêm: Chia sẻ cách làm móng nhà tiết kiệm nhất đảm bảo kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho công trình, cần phải tính toán kỹ lưỡng các yếu tố kết cấu như:
- Để xây dựng một căn nhà 4 tầng, cần xác định số lượng phòng và diện tích của mỗi phòng trên từng tầng, cũng như định vị vị trí của hành lang và số lượng nhà vệ sinh để đảm bảo tính tiện nghi và hợp lý của ngôi nhà.
- Tầng trệt của ngôi nhà được sử dụng cho mục đích gì? Có thể làm văn phòng làm việc hoặc phòng khách. Việc đặt bếp ở vị trí nào và lựa chọn vị trí cầu thang sao cho phù hợp với bố cục của ngôi nhà là rất quan trọng.
- Tầng thượng được sử dụng cho mục đích gì? Cần xây dựng nó như thế nào để đảm bảo kết cấu của công trình. Bởi vì, khi tầng càng cao thì lực tác động lên nền móng và các tầng phía dưới càng lớn.
- Nếu bạn thay đổi hoặc xây dựng không đúng như trong bản vẽ thiết kế ban đầu, điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu của móng nhà 4 tầng và làm cho việc hoàn công cho công trình sau này trở nên khó khăn.
Lưu ý giúp tối ưu chi phí xây móng nhà 4 tầng
Ngoài chất lượng, một yếu tố khác cũng được quan tâm không kém là chi phí thi công móng. Nếu xây dựng trên nền đất yếu, cần sử dụng nhiều biện pháp gia cố móng làm chi phí xây móng đội lên rất nhiều, có thể chiếm 30- 40% tổng chi phí xây nhà thô.
Vì vậy để có một phần móng hiệu quả kiên cố đảm bảo chất lượng mà vẫn tối ưu về chi phí, cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Khảo sát địa chất công trình
- Khảo sát địa chất công trình trước khi xây dựng. Từ đó giúp đánh giá chi tiết mức độ thích hợp của môi trường và địa điểm đối với công trình dự kiến được xây dựng.
- Đánh giá chính xác mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, những công trình lân cận.
Từ đó giúp lựa chọn và thiết kế giải pháp móng tối ưu, hợp lý và tiết kiệm. Đề xuất biện pháp thi công thích hợp và hữu hiệu nhất, đồng thời dự đoán trước được những khó khăn, trở ngại có thể phát sinh trong thời gian thi công.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Không thể mua một bản vẽ có sẵn của một ngôi nhà có diện tích tương tự và áp dụng cho việc xây dựng ngôi nhà của bạn nếu bạn muốn đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn được xây dựng bền vững và an toàn.
Thay vào đó, bạn cần tìm một đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế và thi công để giúp bạn lựa chọn loại móng và thiết kế giải pháp thi công móng hợp lý và tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?